Khách hàng không trung thành với doanh nghiệp, khách hàng trung thành với trải nghiệm mà doanh nghiệp mang lại. Đặc biệt, trong ngành dịch vụ khách sạn, người trực tiếp cung cấp dịch vụ, mang lại trải nghiệm cho khách hàng chính là nhân viên trong khách sạn. Vì vậy, để mang đến sự hài lòng cao nhất và gia tăng tỉ lệ quay lại của khách hàng cần tạo động lực, sự yêu thích từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Bài viết này sẽ cung cấp Cách tạo động lực cho nhân viên khách sạn làm việc hiệu quả
1. Khen ngợi, ghi nhận kết quả công việc của nhân viên
Khen ngợi nhân viên về hiệu quả công việc của họ có vẻ như là điều đơn giản, nhưng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, tạo ra sự khác biệt giữa môi trường làm việc lý tưởng nơi mọi người luôn có động lực để cố gắng và một nơi làm việc mà nhân viên nhàm chán với công việc. Là một quản lý, hãy cố gắng để ý những việc mà nhân viên của bạn làm tốt mỗi ngày và cho họ biết rằng họ đã làm việc rất tuyệt vời.
2. Biến mỗi ngày đi làm thành một cơ hội học tập
Người quản lý trao cơ hội học tập mỗi ngày cho nhân viên của mình
Một trong những lý do chính khiến nhiều nhân viên rời bỏ khách sạn của bạn là vì họ cảm thấy bế tắc, do họ không được phát triển trong công việc, mãi dậm chân một chỗ. Môi trường làm việc là nơi lý tưởng nhất để học hỏi và phát triển bản thân. Vì vậy, người quản lý nên biến khách sạn của mình thành một lớp học và trao cơ hội học tập mỗi ngày. Việc này có thể dưới hình thức đào tạo, huấn luyện từng người một, đánh giá hiệu suất và tư vấn nghề nghiệp, hoặc dành các suất học tại các hội nghị, hội thảo cho nhân viên xuất sắc nhất.
3. Trao đổi với nhân viên về cơ hội phát triển nghề nghiệp
Trao đổi với nhân viên về cơ hội nghề nghiệp của họ
Một trong những cách tốt nhất để giữ chân nhân viên khách sạn của bạn là cho họ cảm thấy rằng những khó khăn trong công việc hàng ngày họ cần vượt qua sẽ thúc đẩy, phát triển sự nghiệp tương lai của họ. Trong các buổi đào tạo, huấn luyện nhân viên, người quản lý hãy lắng nghe về mong muốn trong con đường sự nghiệp và những chế độ đãi ngộ, thăng tiến trong công việc mà khách sạn sẽ dành cho họ khi ở lại và làm việc chăm chỉ, cố gắng.
4. Khuyến khích, khuyến khích và khuyến khích
Nếu bạn là nhân viên, tại sao cần phải cố gắng khi mà những gì bạn nhận được đều ngang bằng với những người không hề làm việc. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là khen ngợi và khuyến khích những người đang làm việc tốt để giữ cho họ động lực và truyền cảm hứng cho những người chưa làm tốt cố gắng nhiều hơn. Trong khách sạn, người quản lý có thể thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên xứng đáng bằng nhiều cách, ví dụ như thêm ngày nghỉ phép, thẻ quà tặng chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp hoặc mời họ đi ăn…
Nhờ có việc khuyến khích như vậy, người quản lý đang nâng cao năng lực cạnh tranh tự nhiên của nhân viên để có được phần thưởng xứng đáng. Chỉ cần đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và hiệu quả.
5. Cung cấp cho họ danh thiếp
Cung cấp cho nhân viên khách sạn danh thiếp của họ
Việc in danh thiếp cho nhân viên sẽ thúc đẩy họ như thế nào? Hành động đơn giản này sẽ khiến họ cảm thấy được trao quyền và tự hào hơn về công việc mình đang làm. Hơn nữa, nó cũng mang lại lợi ích cho khách sạn của bạn. Vì danh thiếp sẽ là một công cụ để nhân viên khách sạn tự tin giao tiếp với khách hàng, xây dựng hình ảnh cho khách sạn. Danh thiếp mang dấu ấn khách sạn sẽ là một cách hữu hiệu để quảng bá thương hiệu của khách sạn đến nhiều khách hàng hơn nữa.
6. Xây dựng đội nhóm
Xây dựng đội nhóm làm việc trong khách sạn
Điều quan trọng để gia tăng động lực làm việc cho nhân viên khách sạn không chỉ là công việc mà còn là đội nhóm, đồng nghiệp làm cùng. Là một quản lý, điều quan trọng là bạn phải thúc đẩy được tinh thần đồng đội và xây dựng văn hóa đội nhóm, để mọi nhân viên trong khách sạn đều tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau. Có thể tổ chức các buổi giao lưu, ăn uống giữa các bộ phận với nhau định kỳ trong tháng. Nơi các nhân viên có thể vui chơi và kết nối với nhau nhiều hơn. Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát trong nội bộ nhân viên về những gì họ muốn làm để xây dựng đội nhóm tốt nhất từ đó sẽ đưa cho bạn những ý tưởng hiệu quả, thực tế nhất.
Làm việc theo nhóm là rất quan trọng trong một tổ chức và xây dựng được văn hóa để gắn kết nhân viên với nhau sẽ giúp gia tăng tỉ lệ gắn bó và giữ chân nhân viên với khách sạn.
7. Giao cho họ việc đào tạo người mới
Việc giao cho đào tạo người mới là một cách để người quản lý thể hiện sự tin tưởng với nhân viên cũng là giúp nhân viên cảm thấy tự hào về những gì mình làm được. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nhân viên bồi dưỡng, nâng cao thêm kiến thức và kỹ năng để thể hiện thật tốt trước thế hệ mới. Cảm giác biết rằng đang có người cần đến họ và phụ thuộc vào để được hướng dẫn là một động lực làm việc tuyệt vời.
8. Hỏi ý kiến nhân viên nhiều hơn
Mỗi ngày đi làm đều lặp đi lặp lại những công việc giống nhau liên tiếp sẽ làm mất động lực của nhân viên nhanh chóng. Nhưng khi họ đối mặt với thử thách, họ sẽ rút ra bài học và làm việc chăm chỉ hơn. Hãy cung cấp cho họ những thách thức yêu cầu họ suy nghĩ sáng tạo và làm việc nhóm cùng nhau, để họ cảm thấy mình không chỉ là một nhân viên khách sạn đơn thuần.
Hỏi ý kiến nhân viên khách sạn nhiều hơn
Ví dụ, khi nói chuyện trực tiếp với nhân viên, là người quản lý hãy yêu cầu nhân viên lên ý tưởng cho việc trang trí sự kiện sắp tới hoặc thiết kế một hệ thống lưu trữ hành lý hiệu quả hơn hay cách để cải thiện quy trình làm việc tốt hơn.. Khi người quản lý tìm kiếm ý kiến của nhân viên, bạn cho thấy rằng bạn tôn trọng họ và muốn họ chu đáo về công việc.
Áp lực mà nhân viên khách sạn đang phải đối mặt hàng ngày có thể làm họ nản chí và mất tinh thần. Điều quan trọng hơn hết là thúc đẩy nhân viên giữ tinh thần và truyền cảm hứng cho họ tiếp tục làm việc.